Lễ diễu binh, diễu hành là sự kiện chính thức và quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện, hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ , do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức.
Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ , nhằm góp phần khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ và sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ và Công an nhân dân trong 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Lễ diễu binh, diễu hành giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng; khơi dậy lòng tự hào, biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nhìn lại chặng đường chiến đấu, chiến thắng oanh liệt của cách mạng Việt Nam nói chung, Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng, chúng ta vô cùng xúc động, tự hào tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; thành kính biết ơn hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống; hàng triệu người đã hy sinh một phần máu thịt, dâng hiến tuổi xuân cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam có ngày hôm nay, khẳng định chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do” tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.
Khối Công nhân Việt Nam
Khối Nông dân Việt Nam.
Khối đại biểu tầng lớp Trí thức cách mạng.
Khối các dân tộc Tây Bắc.
Khối Thanh niên Việt Nam.
Khối Phụ nữ Việt Nam.
Khối văn hóa, nghệ thuật.
Đáp lời kêu gọi của Bác Hồ: “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”, hàng chục vạn nam, nữ đã xung phong vào Dân công hỏa tuyến phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm: “Dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…” mở đường, vận chuyển vũ khí, lương thực, thương bệnh binh, lập nhiều chiến công. Trong âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ hôm nay, chúng ta tưởng nhớ và tri ân sâu sắc những chiến công, sự hy sinh to lớn của lực lượng Dân công hỏa tuyến năm xưa, để cho đất nước nở hoa độc lập.
Được Đảng, Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo thành lập; trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có gần 20 nghìn thanh niên xung phong tham gia mở đường, vận tải vũ khí, khí tài, lương thực, thương bệnh binh, rà phá bom mìn trên các trọng điểm ác liệt; hơn 8 nghìn thanh niên xung phong chuyển sang các đơn vị Quân đội, chiến đấu trên các mặt trận, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đồng hành cùng dân tộc trên cuộc trường chinh đấu tranh cách mạng, Cựu chiến binh Việt Nam đã có những năm tháng chiến đấu oanh liệt, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục đem sức lực, trí tuệ tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; chăm lo gia đình ấm no, hạnh phúc, giúp đỡ đồng đội, là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, xứng đáng với 8 chữ vàng: “Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi mới”.
Khối Hồng kỳ – Đây là biểu tượng sức mạnh của đất nước Việt Nam, phát huy hào khí anh hùng của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và truyền thống lịch sử, văn hóa hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đúng như Di nguyện của Bác Hồ kính yêu: Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Phần diễu binh của Công an nhân dân
Dẫn đầu Khối Công an nhân dân Việt Nam là xe chỉ huy của Thiếu tướng Lê Văn Hà, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Tiếp theo là Tổ Cờ truyền thống của lực lượng Công an nhân dân.
Được Đảng và Bác Hồ chăm lo giáo dục, rèn luyện, được Nhân dân tin yêu, giúp đỡ; lực lượng Công an nhân dân mưu trí, sáng tạo, đập tan mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng và các cơ quan đầu não của ta, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân ngày càng lớn mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, xứng đáng là “Thanh bảo kiếm” sắc bén bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Phần diễu binh của Quân đội, Dân quân tự vệ
Khối Quân kỳ do đồng chí Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy, dẫn đầu các khối đại diện cho lực lượng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
Trên Quân kỳ quyết chiến, quyết thắng tung bay, lấp lánh những tấm Huân chương cao quý mà Đảng, Nhà nước trao tặng, xứng đáng với truyền thống: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, xứng đáng là Quân đội Anh hùng của dân tộc Anh hùng.
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, Người Cha kính yêu của lực Lượng vũ trang nhân dân. Người đã mở đường, chỉ lối và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đó có chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bác đã đi xa, nhưng thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người mãi mãi tỏa sáng, soi đường cho dân tộc Việt Nam vững bước tiến lên những tầm cao mới, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Những lá cờ tung bay trước gió tượng trưng cho lý tưởng, niềm tin chiến thắng; bản lĩnh, trí tuệ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được khơi nguồn, bồi đắp từ lịch sử, bừng cháy cho hôm nay và tỏa sáng đến mai sau.
Đó là cội nguồn, là sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Quốc huy được đặt trên biểu tượng Rồng thiêng, vươn mình bay lên, thể hiện ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam. 54 trai tài, gái giỏi hộ tống, tượng trưng cho khối đại đoàn kết vững bền của 54 dân tộc anh em – sức mạnh vô địch được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, kết tinh thành sức mạnh thần kỳ của quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phát huy tinh thần đó, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đang chung sức, đồng lòng, vững bước, tiến lên trên con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.
Sắc màu dân tộc bừng sáng trên các nẻo đường Điện Biên Phủ
Tây Bắc là khu vực rộng lớn, có vị trí chiến lược, nơi cư trú của 34 dân tộc anh em. Nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn nêu cao tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Tây Bắc là hậu phương, là căn cứ hậu cần trực tiếp, quân và dân các dân tộc Tây Bắc đã đóng góp sức người, sức của, cùng với quân và dân cả nước giành chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày nay, đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc Tây Bắc quyết tâm xây dựng quê hương: vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, mạnh về quốc phòng – an ninh.
Không khí ngày hội trên các nẻo đường Điện Biên
Tiếp nối là phần diễu binh, diễu hành, lực lượng diễu binh, diễu hành sẽ trình diễn những động tác trang nghiêm, hùng mạnh, đúng điều lệnh; đồng thời thể hiện tính thống nhất chính quy, kỷ luật cao, với tinh thần vui tươi, phấn khởi.
Mở đầu là phần diễu hành của khối Nghi trượng (4 khối); phần diễu binh của lực lượng vũ trang với 24 khối (Quân đội, Dân quân tự vệ: 16 khối; Công an: 8 khối) và phần diễu hành của khối Quần chúng (9 khối, gồm: cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, khối các dân tộc Tây Bắc); cuối cùng là phần trình diễn của khối Nghệ thuật.
Trong đó, phần diễu binh của Quân đội, Dân quân tự vệ có sự tham gia của đầy đủ các lực lượng: Khối nữ Quân nhạc; khối chiến sĩ Điện Biên; các khối sĩ quan: Lục quân, Hải quân, Phòng không – Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, nữ sĩ quan Quân y; lực lượng Tác chiến không gian mạng, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam (nữ); các khối chiến sĩ: Lục quân, Đặc công, Đặc nhiệm; khối nữ dân quân các dân tộc Tây Bắc; khối nữ du kích miền Nam; khối Hồng kỳ.
Các khối Công an tham gia diễu binh gồm: Các khối nam sĩ quan: An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy; khối nữ sĩ quan Cảnh sát Giao thông; khối nữ chiến sĩ Cảnh sát Đặc nhiệm; khối nam chiến sĩ Cảnh sát Đặc nhiệm; khối Cảnh sát Cơ động Kỵ binh.
Đại bác rền vang trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
00:01:02
Đại bác rền vang trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mở đầu cuộc diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là các biên đội trực thăng vũ trang thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam mang theo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng trưng cho lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ – Chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm thời đại sâu sắc, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử”, để đất nước nở hoa độc lập, phồn vinh, hạnh phúc.
00:29:12
Toàn văn bài diễn văn của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Minh chứng sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu, từ truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, được Nhân dân các dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước phát huy cao độ và tận tâm, tận lực dốc sức, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cho chiến dịch. Đặc biệt, góp phần trực tiếp làm nên chiến thắng là sự cống hiến, hy sinh to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng – một đội quân “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu” với trên 4 vạn cán bộ, chiến sỹ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng trên chiến trường là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tạo tiền đề cho những chiến công, thắng lợi tiếp theo của quân và dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta, Nhân dân ta đã lựa chọn. Đến nay, 70 năm đã trôi qua, nhưng những bài học kinh nghiệm đó vẫn vẹn nguyên giá trị cho các thế hệ hôm nay và mai sau:
Một là, xác định đường lối kháng chiến đúng đắn, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Hai là, phát huy tinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Ba là, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, xác định đúng đường lối chiến tranh cách mạng và nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam.
Bốn là, xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Năm là, kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vang lên hùng tráng trên sân vận động tỉnh Điện Biên.
Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vang lên hùng tráng trên sân vận động tỉnh Điện Biên.
Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vang lên hùng tráng trên sân vận động tỉnh Điện Biên.
Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vang lên hùng tráng trên sân vận động tỉnh Điện Biên.
21 loạt đại bác rền vang trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người dân chờ đón Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
00:09:27
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Dự Lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Thường trực Ban Bí thư – Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc; Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình; Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường… đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư, lãnh đạo một số tỉnh thành; các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện cựu chiến binh, các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ…
Sự kiện còn có sự tham dự của 270 đại biểu quốc tế, phóng viên báo chí nước ngoài, trong đó có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamose Chanyalath; Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun; Bộ trưởng Bộ Quân đội Sébastien Lecornu và Quốc vụ khanh phụ trách về Cựu chiến binh và Ký ức chiến tranh của Pháp Patricia Miralles…
Sân vận động
Sân vận động tỉnh Điện Biên không còn một chỗ trống.
Hàng trăm đoàn viên, thanh niên có mặt tại sân vận động tỉnh Điện Biên từ sớm để hòa vào không khí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lực lượng quân đội và công an biểu diễn dưới sân vận động tỉnh Điện Biên.
Lực lượng quân đội và công an biểu diễn dưới sân vận động tỉnh Điện Biên.
Lực lượng quân đội và công an biểu diễn dưới sân vận động tỉnh Điện Biên.
Dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ trước khi bước vào Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Dàn pháo lễ tập kết tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được đánh số thứ tự với số lượng 15 khẩu, loại pháo được sử dụng trong nghi thức là pháo có cỡ nòng 105mm.
Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 21 loạt đại bác sẽ lần lượt khai hỏa trong suốt thời gian hát Quốc ca.
Lữ đoàn Pháo binh 45 thuộc Binh chủng Pháo binh là đơn vị được giao trọng trách thực hiện nghi thức trang trọng này.
Chương trình gồm các hoạt động
+ Nghi lễ Chào cờ.
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
+ Phát biểu của đại diện Chiến sĩ Điện Biên Phủ.
+ Phát biểu của đại diện thế hệ trẻ.
+ Nghi lễ trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho tỉnh Điện Biên.
Sau Lễ mít tinh tại sân vận động tỉnh Điện Biên là Lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của khoảng 12.000 người, gồm tất cả các lực lượng của Quân đội, Dân quân tự vệ và Công an, các ban ngành, đoàn thể xã hội.
Tình đoàn kết hữu nghị ba nước Đông Dương Việt Nam – Lào – Campuchia
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn chí mạng vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, tạo lợi thế trên mặt trận đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam. Đây cũng là thắng lợi to lớn của tình đoàn kết hữu nghị, tinh thần hợp tác quốc tế cao cả với sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; là thắng lợi của tình đoàn kết hữu nghị ba nước Đông Dương Việt Nam – Lào – Campuchia.
Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thế kỷ XX
Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954, được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, có ý nghĩa to lớn đối với Nhân dân Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chiến thắng khẳng định bản lĩnh, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam và sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.